Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
122266

Thủ tục hành chính

Xác nhận đơn cấp Giấy chứng minh nhân dân
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Trình tự thực hiện
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ 
Công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo đúng quy định.
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ
a. Địa điểm tiếp nhận:
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
b. Thời gian tiếp nhận:
Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 (trừ ngày nghỉ, lễ tết theo quy định).
c. Trình tự tiếp nhận:
    Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra nội dung hồ sơ theo quy định pháp luật về số lượng hồ sơ, thành phần giấy tờ có trong hồ sơ, sự đầy đủ, hợp lệ của nội dung hồ sơ:
1. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận. Viết Phiếu hẹn giao cho người đến nộp hồ sơ trong các trường hợp sau:
- Theo quy định, giải quyết trả ngay kết quả nhưng người nộp hồ sơ không chờ để nhận hoặc người có thẩm quyền ký đi vắng.
- Theo quy định, giải quyết sau 01 ngày trở lên mới trả kết quả hoặc trường hợp phải xác minh, kiểm tra lại trước khi thực hiện thủ tục hành chính.
2. Nếu thiếu thủ tục hoặc kê khai không đúng thì hướng dẫn ngay để công dân bổ sung.
Bước 3Xử lý hồ sơ
1. Trường hợp nội dung hồ sơ phù hợp với quy định của pháp luật:
     Cán bộ, công chức có trách nhiệm, quyền hạn giải quyết tiến hành ngay việc xử lý hồ sơ theo đúng pháp luật quy định hiện hành về trình tự, thủ tục, thẩm quyền; yêu cầu, điều kiện cấp kết quả việc thực hiện thủ tục hành chính.
     Nội dung xác nhận bao gồm các thông tin cơ bản của từng cá nhân: họ và tên, tên gọi khác (nếu có) ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quê quán, dân tộc, tôn giáo, số Chứng minh nhân dân, nơi thường trú, ngày, tháng, năm đăng ký, ngày, tháng, năm xoá đăng ký thường trú.
2. Trường hợp nội dung hồ sơ không phù hợp với quy định của pháp luật, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 4. Trả kết quả
a. Địa điểm trả:
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
b. Thời gian trả:
Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 (trừ ngày nghỉ, lễ tết theo quy định).
c. Trình tự trả:
- Trường hợp viết phiếu hẹn nộp lại phiếu hẹn trước khi nhận kết quả.
- Nhận kết quả là đơn xin cấp chứng minh nhân dân.
2. Cách thức thực hiện
Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
3. Hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
1. Sổ hộ khẩu: bản chính (sau khi giải quyết trả lại), Chứng minh thư nhân dân (nếu có).
2. Ảnh 3x4: 01 cái.
3. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng minh nhân dân: 01 bản chính (có mẫu quy định). 
 b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết
Trong ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định:
    Trưởng Công an xã/ phường/ thị trấn.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): không.
6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
7. Yêu cầu hoàn thành mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị cấp Giấy Chứng minh nhân dân.
8. Phí, lệ phí: không
9. Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính:
Xác nhận vào Đơn xin cấp Giấy chứng minh nhân dân.
10. Yêu cầu hoặc điều kiện để được cấp thủ tục hành chính:
     Để được cấp đơn làm Chứng minh nhân dân, công dân không thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đang chấp hành lệnh tạm giam tại Trại tạm giam, Nhà tạm giữ;
b) Đang thi hành án phạt tù tại Trại giam, Phân trại quản lý phạm nhân thuộc Trại tạm giam;
c) Đang chấp hành Quyết định đưa vào các Trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
d) Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không có khả năng điều khiển được năng lực hành vi của bản thân họ bao gồm: người bị bệnh đang điều trị tập trung tại các bệnh viện tâm thần, cơ sở y tế khác, những người tuy không điều trị tập trung nhưng có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận họ bị bệnh không điều khiển được năng lực hành vi thì cũng tạm thời chưa được cấp Chứng minh nhân dân.
(Các trường hợp trên sau khi chấp hành xong các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý chính khác, được thay đổi biện pháp ngăn chặn, được trả tự do hoặc khỏi bệnh tâm thần công dân đem các giấy tờ có liên quan đến Công an cấp huyện làm các thủ tục cấp Chứng minh nhân dân).
     Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
 - Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân;
 - Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân;
 - Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
 - Quyết định số 127/2007/QĐ-TTg ngày 01/8/2007của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức làm việc vào ngày thứ 7 hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính;
 - Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân;
 - Quyết định số 998/2001/QĐ-BCA (CM) ngày 10/10/2001 của Bộ Công an về việc ban hành các loại biểu mẫu sử dụng trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội;
 - Thông tư số 04/1999/TT-BCA (C13) ngày 24/9/1999 của Bộ Công an hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/2/1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân;
 - Quyết định số 3665/QĐ-UBND ngày 29/11/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh hóa về việc miễn một số loại phí, lệ phí.